Ngành xuất nhập khẩu Logistics hiện nay phát triển mạnh và trở thành cầu nối để cá nhân, doanh nghiệp nhập hàng từ các nước về Việt Nam sử dụng và kinh doanh. Bất cứ ai sử dụng đến các dịch vụ Logistics cũng cần biết đến các thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu chứ không riêng gì các nhân viên làm trong ngành này. Chuyên đề hôm nay chúng tôi tổng hợp các thuật ngữ Logistics thường xuyên sử dụng nhất để cá nhân, doanh nghiệp tiện trong việc làm thủ tục xuất nhập khẩu, theo dõi vận đơn khi sử dụng các dịch vụ xuất nhập khẩu Logistics.
Tìm hiểu các dịch vụ trong ngành xuất nhập khẩu Logistics
Dịch vụ trong ngành xuất nhập khẩu Logistics rất đa dạng với nhiều gói khác nhau. Chẳng hạn như:
Dịch vụ hải quan trọn gói, hỗ trợ làm tất cả mọi thủ tục từ hoàn thiện bộ chứng từ xuất nhập khẩu, áp thuế cho đến các tờ khai hải quan, liên hệ đơn vị vận chuyển và thông quan hàng hóa.
Gói dịch vụ vận chuyển quốc tế hỗ trợ vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam ra nước ngoài và chiều ngược lại. Dịch vụ này cung cấp đầy đủ các hình thức vận chuyển bằng cảng biển, hàng không, cửa khẩu quốc tế…
Dịch vụ kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu hỗ trợ cá nhân và doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hải quan, xin giấy phép xuất nhập khẩu.
Dịch vụ Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) hỗ trợ xác nhận các mẫu C/O phù hợp với từng trường hợp, miễn thuế các mặt hàng hóa…
Gói dịch vụ vận chuyển nội địa giúp cá nhân và doanh nghiệp chọn được phương thức vận chuyển phù hợp nhất để đảm bảo tối ưu giữa thời gian & chi phí.
Tổng hợp các thuật ngữ Logistics
Thuật ngữ Logistics có đến hàng trăm thuật ngữ khác nhau. Với những nhân viên làm trong ngành này sẽ cần phải nắm rõ toàn bộ để hoàn tất cả thủ tục vận chuyển. Đối với cá nhân và doanh nghiệp chỉ làm tờ khai và yêu cầu vận đơn, theo dõi đơn hàng sẽ cần phải biết những thuật ngữ cơ bản nhất và thuật ngữ thường xuyên được sử dụng. Cụ thể như:
10 thuật ngữ xuất nhập khẩu quan trọng nhất định phải biết
Dưới đây là 10 thuật ngữ cơ bản nhất trong ngành xuất nhập khẩu mà bất cứ ai khi có sử dụng dịch vụ này đều cần phải biết.
– Logistics MSDS dành cho các dịch vụ vận chuyển mặt hàng hóa mỹ phẩm, chất dễ cháy nổ và ăn mòn. MSDS (Material Safety Data Sheet) sẽ ghi chú rõ ràng các thông tin về thuộc tính hóa chất dưới dạng văn bản.
– Packing List dịch ra tiếng Việt có nghĩa là bảng kê khai hàng hóa chi tiết. Dựa trên loại chứng từ này để nhân viên và các bộ phận vận chuyển phân loại hàng hóa và lên quy cách đóng gói, vận chuyển.
– Booking Confirmation có nghĩa là xác nhận đặt chỗ. Khi đã hoàn tất các mục về cước phí, đơn vị vận chuyển thì sẽ được chuyển đến
– Bill of lading thuật ngữ chỉ các đơn hàng vận chuyển bằng đường biển.
– LCL được viết tắt từ cụm thuật ngữ tiếng Anh là: Less than Container Loading. Có nghĩa là hàng hóa không thể đóng gói và vận chuyển đủ 1 container.
– FCL được viết tắt từ cụm thuật ngữ tiếng Anh là: Full Container Loading. Có nghĩa là hàng hóa vận chuyển nguyên Container.
– Quota có nghĩa là hạn ngạch thương mại cho phép xuất nhập khẩu, không được vượt quá hạn ngạch này.
– Cargo có nghĩa là lô hàng.
– Transit có nghĩa là quá cảnh.
– Net Weight có nghĩa là khối lượng tịnh
Thuật ngữ Logistics cơ bản thường xuất hiện trên các đơn hàng
Có một số thuật ngữ cơ bản mà bạn cần phải tìm hiểu để biết thêm về các thông tin trên đơn hàng. Chẳng hạn như:
– Air freight: Đường hàng không.
– As carrier : Người chuyên chở.
– As agent for the Carrier có nghĩa là đại lý người chuyên chở.
– Backdate BL có nghĩa là vận đơn ký lùi ngày.
– Bearer BL có nghĩa là vận đơn vô danh.
– Consignor có nghĩa là người gửi hàng.
– Consignee có nghĩa là người nhận hàng.
– Container Ship có nghĩa là tàu vận chuyển Container.
– Customary Quick dispatch (CQD) có nghĩa là dỡ hàng nhanh.
– Clean on board: có nghĩa là đã bốc hàng lên tàu.
– Delivery order: Lệnh lệnh chuyển hàng.
– Door – Door: Giao từ kho đến kho.
– Estimated schedule: Lịch trình dự kiến của tàu.
– Elsewhere: Được hiểu là là thanh toán tại nơi khác.
– Freight: Cước phí.
– Hub: Bến trung chuyển.
– Local charges: Nội địa.
– Ocean Freight (O/F) có nghĩa là cước biển.
– PCS (Panama Canal Surcharge): có nghĩa là phụ phí qua kênh đào Panama.
– Railway: có nghĩa là vận tải đường sắt.
– Sur-charges: Các khoản phụ phí.
– Said to weight: Trọng lượng khai báo.
Thuật ngữ Logistics được sử dụng nhiều nhất
Để có thể tự nhập hàng và tạo đơn hàng, theo dõi đơn hàng khi mua hàng từ nước ngoài, bạn cần “bỏ túi” những thuật ngữ được sử dụng nhiều nhất trong ngành xuất nhập khẩu. Chẳng hạn như:
– Amendment fee có nghĩa là phí sửa đổi vận đơn BL.
– Bulk Cargo có nghĩa là hàng rời, không phải hàng nguyên container.
– BL draft có nghĩa là vận đơn nháp.
– BAF (Bunker Adjustment Factor) là thuật ngữ nói về phụ phí biến động giá nhiên liệu.
– CY (Container Yard) thuật ngữ dùng để chỉ bãi container.
– CFS (Container freight station) có nghĩa là kho khai thác hàng lẻ.
– Cost tức là chi phí.
– CAF (Currency Adjustment Factor) tạm dịch là phí phụ trội hàng nhập.
– CIC (Container Imbalance Charge) tạm dịch là phí phụ trội hàng nhập.
– Chargeable weight tức là mức trọng lượng tính cước.
– Estimated to Departure (ETD) có nghĩa là thời gian dự kiến tàu chạy
– Estimate to arrival (ETA) dịch ra tiếng Việt là thời gian dự kiến tàu đến.
– Express airplane dùng để chỉ dịch vụ máy bay chuyển phát nhanh.
– Freight collect có nghĩa là cước phí trả sau (thu tại cảng dỡ hàng).
– LCL (Less than container load) dùng để chỉ dịch vụ hàng lẻ.
– Lashing là thuật ngữ chỉ về phương thức đóng gói bằng hình thức chằng, buộc.
– Lift On-Lift Off (LO-LO) là mức chi phí nâng hạ.
– Master Bill of Lading (MBL) có nghĩa là vận đơn chủ (từ Lines).
Hy vọng các thông tin của Tytran.org về chia sẻ thuật ngữ Logistics bạn cần biết đã giúp cá nhân và doanh nghiệp dễ dàng thực hiện các dịch vụ xuất nhập khẩu và theo dõi vận đơn từ các đơn vị Logistics.